Công ước của LHQ về luật biển và 25 năm thực thi tại Việt Nam

Tác giả: Nguyễn Hồng Thao

Tóm tắt: Năm 2019 kỷ niệm 25 năm ngày Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 có hiệu lực. Công ước là một trong những thành tựu quan trọng nhất của luật pháp quốc tế và của Liên Hợp Quốc trong thế kỷ 20 và tiếp tục khẳng định vai trò là “hiến pháp về biển và đại dương’’ trong thế kỷ 21. Bài viết khái quát các đóng góp và phát triển của Công ước 1982 cũng như các thành quả thực thi Công ước của Việt Nam như một công cụ hữu hiệu trong phát triển kinh tế và giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Continue reading “Công ước của LHQ về luật biển và 25 năm thực thi tại Việt Nam”

Các tác phẩm hư cấu và chiến tranh dư luận của Trung Quốc trên Biển Đông

1127-china-passport-propaganda

Tác giả: Nguyễn Hồng Thao

Những ngày tháng 5/2015, Biển Đông đột ngột nhộn nhịp khác thường với những chuyến qua lại, phát biểu của lãnh đạo các nước trong và ngoài khu vực, bình luận của các chuyên gia và lo lắng của cộng đồng về các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo chưa từng có trên các rặng san hô. Đây cũng là thời gian thế giới online phát sốt vì trailer của bộ phim Đạo mộ bút ký, được hứa hẹn sớm ra mắt khán giả ngày 18/06/2015 trên trang Ái Kỳ Nghệ. Các facebooks, fanpages tràn ngập hình ảnh các thần tượng của giới trẻ Đường Yên, Lý Dịch PhongDương DươngLưu Thiên TáLý Thần Hạo. Các trang mạng Việt Nam cũng đã có nhiều bài giới thiệu, ca ngợi về dự án đình đám này.

Đạo mộ bút ký được dàn dựng từ bộ tiểu thuyết đề tài trộm mộ đình đám của Nam Phái Tam Thúc. Hoàn thành trong 5 năm (2006-2011) tác phẩm được coi là “thần tác” trong giới xuất bản Trung Quốc. Lượng tiêu thụ sách tại Trung Quốc luôn đứng đầu bảng, nhận được sự ủng hộ cuồng nhiệt và lời khen ngợi của trăm vạn độc giả. Tác phẩm thực hiện theo hình thức TV series, dự kiến kéo dài 8 phần, mỗi phần gồm 12 tập, mỗi tập 60 phút phát sóng liên tục trong 8 năm. Vì vậy sức ảnh hưởng của nó sẽ rất lớn. Continue reading “Các tác phẩm hư cấu và chiến tranh dư luận của Trung Quốc trên Biển Đông”

Cơn bão chính trị – pháp lý trên Biển Đông

stormclouds_sea

Tác giả: Nguyễn Hồng Thao

Những ngày đầu tháng 12/2014, Philippines và Việt Nam oằn mình phòng chống siêu bão Habupit. Trên Biển Đông, một cơn bão khác đang tích điện và sẽ tạo ra những hệ quả khó lường cho các chính trị gia: Cơn bão chính trị – pháp lý tranh giành quyền ảnh hưởng trên Biển Đông.

Ngày 5/12/2014, Vụ các vấn đề đại dương, môi trường và khoa học quốc tế, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố Tài liệu pháp lý chính thức thể hiện quan điểm bác bỏ yêu sách đường đứt đoạn của Trung Quốc bằng các lập luận pháp lý sắc bén. Tài liệu này đăng trên tạp chí “Limits in the Sea” số 143, một tạp chí có độ tin tưởng cao trong lĩnh vực luật biển. Continue reading “Cơn bão chính trị – pháp lý trên Biển Đông”

#15 – Quan điểm của VN về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Nguồn: Nguyen, Hong Thao (2012). “Vietnam’s Position on the Sovereignty over the Paracels & the Spratlys: Its Maritime Claims”, Journal of East Asia and International Law, 5(1), pp. 165-211. >>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thái Giang, Nguyễn Thị Lan Hương, Quách Thị Huyền | Hiệu đính: Việt Long

Biển Đông từ lâu được coi là nguyên nhân chính gây căng thăng và bất ổn tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Làm rõ quan điểm của các bên yêu sách là một nhiệm vụ nghiên cứu nhằm tạo ra các biện pháp xây dựng lòng tin và tăng cường nỗ lực để kiểm soát những xung đột có thể xảy ra trong khu vực. Mục đích của bài viết này nhằm làm rõ quan điểm của Việt Nam về tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và các vùng biển tại Biển Đông. Quan điểm của Việt Nam sẽ được xem xét trên ba khía cạnh: (1) chủ quyền của Hoàng Sa và Trường Sa; (2) các vùng biển bao quanh hai quần đảo này; và (3) giải quyết tranh chấp tại Biển Đông.

Continue reading “#15 – Quan điểm của VN về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”