Ngoại giao pháo hạm (Gunboat diplomacy)

p011yjv8

Tác giả: Hoàng Cẩm Thanh

Ngoại giao pháo hạm là việc phô trương sức mạnh quân sự với mục đích đe dọa chiến tranh và thông qua đó đạt được các mục tiêu của chính sách đối ngoại, như buộc quốc gia bị đe dọa phải nhượng bộ quyền lợi trong các vấn đề lãnh thổ hay thương mại.

Ngoại giao pháo hạm xuất hiện trong thời kỳ diễn ra các cuộc xâm chiếm thuộc địa trên thế giới  của các cường quốc Châu Âu (khoảng nửa sau thế kỷ 19). Trong thời kỳ này, các cường quốc Châu Âu thường cho tàu chiến neo đậu ngoài khơi các quốc gia mà họ muốn đe dọa và gây áp lực trong quá trình đàm phán các hiệp ước bất bình đẳng. Đôi khi để tăng tính đe dọa, các tàu chiến này còn được lệnh biểu dương lực lượng bằng cách nã đại bác trên biển. Continue reading “Ngoại giao pháo hạm (Gunboat diplomacy)”

Ngoại giao kinh tế (Economic diplomacy)

tumblr_mzgfp9Ziut1s4nh1ho1_1280

Tác giả: Hoàng Cẩm Thanh

Theo cách hiểu truyền thống hoạt động ngoại giao nhằm củng cố mối quan hệ chính trị giữa các quốc gia tạo điều kiện phát triển các mối quan hệ khác. Sự phát triển mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hoá và khoa học công nghệ cũng như sự phân công lao động quốc tế đã làm cho kinh tế trở thành nhân tố đóng vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế. Kinh tế đồng thời trở thành yếu tố quyết định sức mạnh tổng hợp của một quốc gia. Chính vì vậy, quan hệ kinh tế trở thành “chất keo” trong quan hệ chính trị giữa các nước.

Từ những năm 50 của thế kỷ 20, hoạt động ngoại giao phục vụ mục tiêu kinh tế đã hình thành và được biết đến với tên gọi là ngoại giao thương mại. Thuật ngữ “ngoại giao kinh tế” cũng bắt nguồn từ đây và trở nên phổ biến. Vậy ngoại giao kinh tế cụ thể nghĩa là gì? Continue reading “Ngoại giao kinh tế (Economic diplomacy)”

Ngoại giao con thoi (Shuttle diplomacy)

piece-1-3-1024x622

Tác giả: Hoàng Cẩm Thanh

Thuật ngữ “ngoại giao con thoi” xuất hiện lần đầu trên tờ New York Times vào tháng 01 năm 1974 nhằm miêu tả hoạt động ngoại giao của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger. Với nỗ lực hoà giải xung đột ở Trung Đông sau cuộc Chiến tranh Yom Kippur, Henry Kissinger đã thực hiện chuyến công du “con thoi” tới các nước tham gia cuộc xung đột, tiêu biểu là Israel và Ai Cập, nhằm thuyết phục các bên chấm dứt các hành động thù địch và đàm phán các thỏa thuận hòa bình. Continue reading “Ngoại giao con thoi (Shuttle diplomacy)”

Ngoại giao (Diplomacy)

diplomacy

Tác giả: Hoàng Cẩm Thanh

“Ngoại giao” theo cách hiểu phổ biến nhất là việc thực hiện các mối quan hệ giữa các quốc gia có chủ quyền thông qua liên lạc, thương lượng, gây ảnh hưởng cũng như điều chỉnh những khác biệt. Hoạt động ngoại giao đã xuất hiện từ lâu đời ở nhiều nền văn minh trên thế giới, tiêu biểu như Trung Quốc và Hy Lạp cổ đại.

Trải qua nhiều thế kỷ, việc tiến hành công tác ngoại giao chính thức thường được thực hiện qua việc cử các phái đoàn ngoại giao đến các quốc gia khác nhau. Điều này tạo nên hệ thống liên lạc rõ ràng tuân thủ theo các nguyên tắc được công nhận giữa các quốc gia hữu quan như: trao đổi đại sứ, duy trì hoạt động các đại sứ quán ở thủ đô và sự tham gia vào các cuộc họp hay đàm phán. Continue reading “Ngoại giao (Diplomacy)”

An ninh tập thể (Collective security)

Sotay

Tác giả: Hoàng Cẩm Thanh

Khái niệm an ninh tập thể (collective security) nổi lên sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914 khi chứng kiến nỗi kinh hoàng của chiến tranh và phản ứng trước sự yếu kém của chính sách cân bằng quyền lực và cơ chế tự cứu (self-help) của các quốc gia Châu Âu – được xem là nguyên nhân gây nên Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất. Tổng thống Woodrow Wilson, một người theo trường phái tự do cổ điển, chủ trương thay đổi hệ thống quốc tế đang vận hành theo cơ chế cân bằng quyền lực sang cơ chế an ninh tập thể thông qua Tuyên bố 14 điểm của ông và “Hội Quốc Liên” là sản phẩm từ tư tưởng này. Continue reading “An ninh tập thể (Collective security)”

An ninh con người (Human security)

Sotay

Tác giả: Hoàng Cẩm Thanh & Nguyễn Hồng Bảo Thi

Khái niệm an ninh con người (human security) xuất hiện vào giai đoạn chứng kiến nhiều thay đổi lớn của thế giới – sự sụp đổ của Liên Xô, kết thúc Chiến tranh Lạnh và sự xuất hiện những khuynh hướng trong việc xem xét và nghiên cứu khái niệm an ninh. Ngay từ đầu những năm 1990, các mối đe doạ và xung đột mới nảy sinh đi cùng với xu hướng toàn cầu hoá cũng như sự xuất hiện mạnh mẽ của các chủ thể phi quốc gia đã gây nên những bất ổn an ninh mới cho từng quốc gia cũng như cộng đồng thế giới. Continue reading “An ninh con người (Human security)”

#4 – Có hay không một logic trường tồn về xung đột trong chính trị quốc tế?

110502_wg

Nguồn: Nye, Joseph S., “Is There an Enduring Logic of Conflict in World Politics?” (Chapter 1), in Understanding International Conflicts (New York: Longman, 2007), pp. 1-32.

Biên dịch: Hoàng Cẩm Thanh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Trái đất đang nhỏ lại. Thế kỷ 17, con tàu trứ danh Mayflower phải mất đến ba tháng mới vượt được Đại Tây Dương.  Năm 1924, chuyến bay của Charles Lindbergh chỉ mất có 24 giờ. Năm mươi năm sau, một chiếc máy bay Concorde sẽ vượt biển trong vòng 3 giờ đồng hồ còn tên lửa đạn đạo chỉ tốn 30 phút. Giá vé của một chuyến bay xuyên Đại Tây Dương những năm đầu thế kỷ 21 chỉ bằng một phần ba giá vé của năm 1950, và cước phí của một cuộc điện thoại từ New York đến Luân Đôn giờ đây chỉ bằng một phần nhỏ so với thập niên 1950. Continue reading “#4 – Có hay không một logic trường tồn về xung đột trong chính trị quốc tế?”