"Thanh Đông kích Tây"

Home Diễn đàn Chính trị quốc tế CSĐN Trung Quốc "Thanh Đông kích Tây"

NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.

Viewing 0 reply threads
  • Author
    Posts
    • #4706
      TQNam
      Moderator

      “Thanh Đông kích Tây”

      Giáo sư Đại học tổng hợp St Petersburg Vladimir Kolotov nói về nguyên nhân ẩn khuất lịch sử của cuộc xung đột lãnh thổ giữa Trung Quốc và Việt Nam, cũng như điều nầy sẽ giúp củng cố địa vị của Hoa Kỳ như thế nào.

      Trong thời điểm hiện nay có nhữngtin tức đáng lo ngại đến từ Biển Đông. Bắc Kinh chuyển sang một giai đoạn bành trướng tích cực hơn trong khu vực đặc biệt này của thế giới. Căn cứ vào khái niệm “đường 9 đoạn” do chính quyền Trung Quốc đưa ra chủ quyền đối với tất cả các quần đảo và vùng biển ở Biển Đông là thuộc về CHNDTH.

      Ở Việt Nam, cái sáng kiến được gọi là "đường lưỡi bò" theo dấp dáng đường này trên bản đồ Trung Quốc.

      Bổ bán chính quyền Trung Quốc khái niệm đơn phương bắt đầu được thể hiện ngày càng rõ hơn không chỉ trên các bản đồ xuất bản ở Trung Quốc và phổ biếntrong các biếm họa trên Internet, mà còn dọc theo bờ biển của Việt Nam. Đặc biệt, vào những ngày đầu tháng 5 năm 2014 chuyện nầy hiện nguyên hình khi trên thềm lục địa trong vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm của Việt Nam các chuyên gia Trung Quốc bắt đầu lắp đặt các giàn khoan tối tân trị giá gần 1 tỷ USD. Để đáp trả các phản kháng và cố gắng ngăn cảng tử xa cho công trình với sự hỗ trợ không quân, hải quân các tàu của Trung Quốc đâm va và bắn vòi rồng xua đuổi tàu tuần tra và thuyền đánh cá Việt Nam.

      Việc công bố các thông tin về các cuộc đụng độ tạo nên một sự bùng nổ tình cảm chống Trung Quốc tại Việt Nam, nó biểu thị rộng khắp sự gia tăng tình cảm yêu nước, sự lớn mạnh của các phát biểu phê phán trên các mạng xã hội, các phương tiện truyền thông, cũng như nhiều cuộc biểu tình tự phát đông người chống Trung Quốc lan ra ở nhiều thành phố Việt Nam. Cộng đồng người Việt Nam ở nước phương Tây cũng đã nhân rộng ra, ở đó có nhiều cuộc metting trước tường rào Đại sứ quán Trung Quốc yêu cầu “Dừng ngay cuộc xâm lược Việt Nam.”
      Liên quan đến lịch sử của vấn đề này, cần lưu ý rằng không phải đến thập niên đầu tiên nầy Bắc Kinh mới có kế hoạch xác lập quyền kiểm soát đối vớ toàn bộ Biển Đông.

      Chiến thuật đặc biệt được thực hiện trong thời gian này nhắm tới các lợi ích của Trung Quốc trong khu vực nầy làtrù định một sự thiết lập dần dà và liên tụcsự kiểm soát của mình từng phần một, có tính đến sự phản kháng của các nước vừa và nhỏ trong khu vực có thể bị bên ngoài phớt lờ vào lúc thiếu vắng một sự cộng hưởng toàn cầu rộng lớn.

      Bản chất của chính sách này được thể hiện đúng theo mưu lược 声东击西 («Thanh Đông kích Tây”), mưu lược nầy nhằm tạo sự căng thẳng ngày một tăng ở một khu vực nầy của thế giới, đi một “bước nhỏ” hướng tới đạt lợi ích của mình tại khu vực khác, mà tỷ như thu hút sự toàn bộ sự chú ý vào các sự kiên trông lại thì hoàn toàn vu vơ.

      Riêng phần phía Đông của quần đảo Hoàng Sa đã bị quân đội Trung Quốc xâm chiếm vào năm 1956, ngay sau trận chiến Điện Biên Phủ lịch sử đặc dấu chấm hết chế độ thực dân Pháp tại Việt Nam và kết thúcChiến tranh Đông Dương đầu tiên .

      Lúc đó sự chú ý của cộng đồng thế giới tập trung vào phân chia Việt Nam trên vĩ tuyến 17 và việc thiết lập ở miền Nam Việt Nam một chế độ thân Mỹ do Ngô Đình Diệm đứng đầu.

      Bước thứ hai của việc thiết lập quyền kiểm soát quần đảo Hoàng Sa được thực hiện vào năm 1974 khi các lực lượng vũ trang Trung Quốc đã đánh bật quân miền Nam Việt Nam khỏi các vị trí trú đóng ở phía tây của quần đảo. Vào lúc đó quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Bắc Việt) chuẩn bị cho một cuộc tấn công quyết định vào Sài Gòn, giải phóng miền Nam này đã dẫn đến sự thất bại của Hoa Kỳ trong chiến tranh Đông Dương lần thứ hai và sự thống nhất của Việt Nam.

      Giai đoạn thứ ba của khu vực mở rộng quyền kiểm soát của Trung Quốc ở Biển Trung Quốc bắt đầu vào năm 1988 bằng cuộc đổ bộ họ đã nắm quyền kiểm soát đối với quần đảo Trường Sa. Thời gian nầy Liên Xô dưới sự lãnh đạo của Mikhail Gorbachev và Eduard Shevardnadze nhanh chóng đánh mất ảnh hưởng của mình trên thế giới và đang bận rộn với việc rút quân khỏi Afghanistan, còn Hoa Kỳ thì tập trung vào vấn đề “diễn biến hòa bình” ở Liên Xô và Trung Quốc.

      Hiện nay, dưới vỏ bọc của các sự kiện ở Ukraina đang thu hút sự chú ý của các nước hàng đầu trên thế giới, Bắc Kinh đã quyết định thực hiện một giai đoạn mới của bước tiến ở biển Đông.

      Khi phân tích chiến lược của Trung Quốc này người ta nhớ lại những nguyên tắc nổi tiếng từ thời cổ đại – 蚕食 «tsang shi” (Tàm thực – chiếm đất láng giềng như tằm ăn rỗi) mà các hoàng đế Trung Hoa các triều đại khác nhau đã thực hiện cả ngàn năm. Các nước châu Á láng giềng với Trung Quốc nhớ điều nầy rất rõ.

      Phân tích nguyên nhân và hậu quả của một sự mở rộng hết sức nghiêm trọng vùng ảnh hưởng của Trung Quốc, người ta cần lưu ý một số khía cạnh. Đường lối cứng rắn của Bắc Kinh có nguyên nhân từ sự thay đổi cán cân quyền lực trong lĩnh vực kinh tế (Trung Quốc đã là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới) là mâu thuẫn với những diễn biến thời kỳ “chiến tranh lạnh” bởi một hệ thống an ninh khu vực trong đó Trung Quốc đóng vai phụ. Cái khác vọng có một tư thế “tương xứng” của mình cùng sự lớn mạnh trong khả năng của Bắc Kinh trong các vấn đề khu vực và, theo ý kiến của chúng tôi, sự tích cực ngày càng tăng của CHNDTH sẽ giải thích được.

      Các hoạt động của Bắc Kinh trong việc gia tăng bành trướng lãnh thổ sẽ diễn ra theo chiều hướng áp lực mạnh lên các khu vực tranh chấp đến bờ vực các hành động quân sự. Trung Quốc đang cố gắng tận dụng sự suy yếu trên thực tế thực tế của hệ thống luật pháp quốc tế cho các lợi ích của mình hơn là sự tích cực tham gia Mỹ sau sự tan rã của Liên Xô, song khác với Washington, Bắc Kinh không có sự hỗ trợ thông tin hết sức rộng lớn và nhiều quốc gia phụ thuộc ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong trường hợp tình thế căng thẳng.

      Rõ ràng, để đáp lại sự mở rộng của khu vực kiểm soát của Bắc Kinh ở Biển Trung Quốc tiếp sau phản ứng tiêu cực của các nước ASEAN lànơi có sắc thái chống Trung Quốc rõ rệt.

      Trong trường hợp này, phản ứng đáng chú ý của các quốc gia nhỏ và vừa trong khu vực bao nhiêu thì có bấy nhiêu sự bất mãn trước mối đe dọa đối với lợi ích sống còn của mìnhtừ phía các đối thủ toàn cầu mà họ rõ ràng cũng không hài lòng trước đà lớn mạnh về vị thế của Bắc Kinh trong khu vực.

      Vào những thời kỳ đầu đã không có các bước đi thực tế nào để hạn chế việc mở rộng khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc được thực hiện. Mỹ thỏa mãn chỉ bằng các lởi tuyên bố ở mức độ cứng rắn khác nhau phù hợp với các nguyên tắc luật pháp quốc tế, tự do hàng hải, bởi ở giai đoạn này nhiệm vụ chính của họ là sao cho Trung Quốc lúng sâu vào cuộc xung đột ở Biển Đông. Tiếp sau, trên cơ sở đó, họ sẽ ủng hộ tình cảm chống Trung Quốc ở Đông Bắc và Đông Nam Á trong nỗi sợ hãi về “mối đe dọa Trung Quốc”.

      Các nước Đông Nam Á trong các điều kiện như vậy, khi đã hoàn toàn tiên lượng, sẽ hành động tương theo mưu kế 远交近攻 («Viễn giao cận công" - Ban giao với nước ở xa, đánh nước ở gần) mà, không nghi ngờ gì, họ sẽ dựa vào Mỹ trong việc tăng cường ảnh hưởng của mình trong khu vực đã bị sa sút khá nhiều trong những năm gần đây và thiết lập sự kiểm soát "hàng rào phòng vệ" trong việc chống lại Trung Quốc.

      Giờ đã có một chính sách như thế dẫn đến việc tạo ra các khu vực phòng thủ tên lửa NMD ở châu Á từ Nhật Bản đến Úc và thậm chí chưa từng có trong lịch sử cuộc chạy đua vũ trong khu vực. Và điều này chỉ là khởi đầu của một quá trình dài của trận đấu địa chính trị căng thẳng giành địa vị thống trị khu vực phát triển năng động nhất thế giới.

      Việc thiết lập quyền kiểm soát trên mặt nước Biển Đông của Bắc Kinh mang ý nghĩa mở rộng hơn nữa ảnh hưởng chính trị và kinh tế, cũng như gia tăng sự độc lập năng lượng, giúp tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc trên các nước láng giềng và do đó làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ và các đồng minh của nó, những nước hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp hydrocarbon vận chuyển qua vùng biển nầy.

      Trong một bối cảnh như vậy, cần nhớ rằng việc xem xét các sự kiện trong khu vực Biển Đông mà khuông trong khuôn khổ khu vực là phân tích không hiệu quả.

      Chúng ta phải nhớ rằng sự bất ổn có kiểm soát dọc theo các khu vực chính sản xuất và các tuyến đường vận chuyển nguyên liệu hydrocarbon sang Trung Quốc theo nghĩa đen buộc Bắc Kinh phải có trách nhiệm tích cực hơn nữa tại khu vực liền kề hơn và kém an ninh hơn của Biển Đông mà theo lượt là các sườn phía nam của vòng cung Đông Á bất ổn.

      Cuộc đấu tranh thay đổi số phận của mình được thực hiện trong suốt hậu bán thế kỷ XX và cho đến khiđi đến sự thống nhất nước Việt Nam trên lục địa và mất dần quyền kiểm soát các vùng lãnh hải, tranh chấp căng thẳng về chủ quyền lãnh hải hãy ở còn phía trước. Chúng ta lưu ý rằng tất cả các thay đổi quan trọng xảy ra ở sườn phía nam bắt nguồn từ các hành động chiến tranh với sự tham gia tích cực của các đối thủ khu vực và toàn cầu. Trong giai đoạn hiện nay tình thế đang đu đưa trên bờ vực của việc sử dụng lực lượng vũ trang.

      Sự thay đổi cáng cân trong khu vực có lợi cho Trung Quốc trong thập niên cuối thế kỷ XX và thập niên đầu của thế kỷ XXI đã dẫn đến việc thành lập khu vực tự do mậu dịchgiữa Trung Quốc và mười nước ASEAN vào năm 2010, khu vực có tổng tiềm năng kinh tế (GDP trên đầu người) đã vượt Mỹ, và dân số đạt 2 tỷ người.Điều này làm tăng đáng kể cơ hội cho Trung Quốc trong việc tổ chức một thiết chế địa chính trị trong khu vực đưa đến thay chổ người Mỹ.

      Tuy nhiên, chính sách hiện hành bỏ qua các quyền lợi và vi phạm chủ quyền của các quốc gia gần gũi nhất về mặt địa lý, văn hóa và chính trị, một chính sách đã gài những trái mìn đặc biệt nổ chậm bên dưới thiết chế nầy. Các rủi ro địa chính trị nghiêm trọng đối với Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác, các nước có cửa ngõ ra Biển Đông, buộc họ phải tìm kiếm sự hỗ trợ từ Washington.

      Đà gia tăng bành trướng chiến lược trên hướng Nam của Trung Quốc xuất phát từ ý đồ đảm bảo an ninh năng lượng và chiến lược, nhưng chắc gì việc thực hiện một chiến lược như vậy sẽ mang đến cho Bắc Kinh những kết quả mong muốn, bởi nó dẫn tới mâu thuẫn với lợi ích sống còn của quốc gia nhỏ và vừa trong khu vực, cũng như với Hoa Kỳ, theo điều kiện thuận lợi dức khoát hỗ trợ họ chống lại Trung Quốc.

      Phân tích hậu quả trung hạn chính trị và địa chính trị của việc mở rộng có thể mở rộng trong biển Nam Trung Hoa xâm phạm lợi ích của các nước ASEAN cho thấy rằng xác suất hậu quả tiêu cực đối với Trung Quốc, theo ý kiến của chúng tôi, vượt quá sự mong đợi tích cực từ Bắc Kinh để thiết lập một điều khiển đơn phương rất có vấn đề trên biển Trung Quốc.

      Hẳn chính mối đe dọa cơ bản chung đến chủ quyền của Trung Quốc và Việt Nam là “cuộc cách mạng màu” và cuộc đánh đấm lẫn nhau sẽ làm suy yếu họ và tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy cái gọi là “thế lực thù địch” hay “đội quân thứ năm”, mà theo đó sẽ dẫn đến mất ổn định tình hình nội chính bởi sự gia tăng phong trào ly khai và khủng bố.

      Trong những điều kiên gia tăng căng thẳng của tình hình quốc tế ngày càng tại khu vực châu Âu và sự gia tăng hơn nữa sự trừng phạt từ phương Tây, Moscow đã đặc biệt quan tâm việc tăng cường hợp tác với các đối tác truyền thống và đáng tin cậy của mình ở Viễn Đông. Sự gia Tăng cuộc xung đột giữa hai nước xã hội chủ nghĩa lớn của khu vực và thế giới là điều chúng ta không mong đợi, cũng như lợi ích chiến lược của họ, trong chừng mực, bất chấp mọi nghi ngờ, các thế lực bên ngoài sẽ sử dụng chống lại họ.

      http://www.gazeta.ru/science/2014/05/19_a_6039133.shtml

Viewing 0 reply threads
  • You must be logged in to reply to this topic.