Cuộc tấn công của Iran có thể thay đổi chiến lược của Israel như thế nào?

Nguồn: Azriel Bermant, “How Iran’s Attack Could Change Israel’s Strategy”, Foreign Policy, 06/05/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Vụ tấn công tên lửa ngày 14 tháng 4 đã cho Israel thấy rằng nước này không thể tự mình đánh bại Iran.

Vào tháng 7 năm 2019, Israel và Mỹ tuyên bố đã thử nghiệm thành công hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow 3 ở Alaska. Với thái độ khoa trương quen thuộc, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố các cuộc thử nghiệm “thành công ngoài sức tưởng tượng. … Hôm nay, Israel có khả năng chống lại các loại tên lửa đạn đạo phóng từ Iran hoặc từ bất kỳ nơi nào khác nhắm vào chúng ta”. Continue reading “Cuộc tấn công của Iran có thể thay đổi chiến lược của Israel như thế nào?”

Thế giới hôm nay: 13/05/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres đã kêu gọi một “lệnh ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức” ở Gaza và “trả tự do vô điều kiện cho tất cả con tin.” Hôm Chủ nhật, Israel đã yêu cầu nhiều người dân ở miền đông Rafah sơ tán khi nước này chuẩn bị tăng cường hoạt động tại đây. Theo LHQ, khoảng 300.000 người đã chạy khỏi thành phố trong tuần qua. Israel cũng tăng cường ném bom vào trại tị nạn Jabalia ở phía bắc khu vực này.

Theo các quan chức Nga, có 7 người thiệt mạng và 17 người bị thương sau khi một tên lửa Ukraine tấn công một khu chung cư ở vùng Belgorod của Nga. Trong khi đó, 3 người đã thiệt mạng và 4.000 người phải di dời vì các đòn không kích của Nga ở khu vực Kharkov đông bắc Ukraine, theo thống đốc Oleh Syniehubov. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/05/2024”

Cáp ngầm: Mặt trận ít được chú ý trong ‘Chiến tranh lạnh Mỹ-Trung’

Nguồn: Kentaro Takeda và Masaharu Ban, “More subsea cables bypass China as Sino-U.S. tensions grow,” Nikkei Asia, 11/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sẽ không có dự án cáp ngầm mới nào kết nối đến Trung Quốc sau năm 2025 khi trọng tâm chuyển sang Đông Nam Á.

Căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc đã bắt đầu ảnh hưởng đến dòng chảy dữ liệu toàn cầu, khi số lượng cáp ngầm mới nối Trung Quốc với phần còn lại của thế giới dự kiến sẽ giảm mạnh.

Từng được quảng cáo là trung tâm tương lai của các mạng cáp ngầm dưới biển, vốn hình thành các huyết mạch liên lạc quốc tế quan trọng, Trung Quốc dự kiến sẽ chỉ lắp đặt ba tuyến cáp sau năm nay – ít hơn một nửa số lượng cáp được lên kế hoạch cho Singapore. Việc thiếu các dự án cáp ngầm cũng được cho là sẽ ảnh hưởng đến việc xây dựng các trung tâm dữ liệu trong nước. Continue reading “Cáp ngầm: Mặt trận ít được chú ý trong ‘Chiến tranh lạnh Mỹ-Trung’”

12/05/1780: Cách mạng Mỹ chịu thất bại nặng nề tại Charleston

Nguồn: Americans suffer worst defeat of revolution at Charleston, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1780, sau cuộc bao vây bắt đầu vào ngày 02/04, người Mỹ đã phải gánh chịu thất bại nặng nề nhất trong Cách mạng, khi Thiếu tướng Benjamin Lincoln đầu hàng vô điều kiện trước Trung tướng Anh Sir Henry Clinton và đội quân 10.000 người của ông tại Charleston, Nam Carolina.

Với chiến thắng này, người Anh đã bắt được hơn 3.000 lính Ái Quốc cùng một lượng lớn đạn dược và thiết bị, mà chỉ mất 250 người chết và bị thương. Tự tin khi quân Anh đã kiểm soát miền nam, Trung tướng Clinton quyết định đi thuyền về phía bắc tới New York, sau khi hay tin quân Pháp chuẩn bị có một cuộc viễn chinh tới bang phía bắc vốn cũng do Anh chiếm đóng. Ông để Tướng Charles Cornwallis ở lại chỉ huy 8.300 quân Anh tại Nam Carolina. Continue reading “12/05/1780: Cách mạng Mỹ chịu thất bại nặng nề tại Charleston”

Chiến lược biên cương của Lê Thái Tổ

Tác giả: PGS.TS. Cao Thanh Tân

Thư tịch cổ chữ Hán nước ta xưa nói nhiều đến câu thơ nổi tiếng về chiến lược biên cương của vua Lê Thái Tổ “Biên phòng hảo vị trù phương lược/Xã tắc ưng tu kế cửu an” được khắc trên vách đá trong cuộc chinh man Tây Bắc năm 1432. Bài viết này xin khái quát hoàn cảnh ra đời, nội dung bài thơ và tư tưởng chiến lược biên cương của vua Lê Thái Tổ nửa đầu thế kỷ XV với bạn đọc.

Sau khi quét sạch quân xâm lược Minh ra khỏi bờ cõi, vào nửa đầu thế kỉ XV, vùng đất ở Đông Bắc nước ta tương đối ổn định, nhưng vẫn còn một dải lãnh thổ rộng lớn phía  Tây Bắc (từ tỉnh Nghệ An đến Lai Châu ngày nay) Nhà nước chưa quản lý được. Vì vậy, bên cạnh việc bắt tay xây dựng lại đất nước hoang tàn sau nhiều năm chiến tranh, vị vua sáng nghiệp triều Lê là Lê Thái Tổ rất quan tâm đến việc bảo vệ nền độc lập dân tộc và sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia. Continue reading “Chiến lược biên cương của Lê Thái Tổ”

11/05/1864: Tướng J.E.B. Stuart bị trọng thương

Nguồn: Confederate Cavalry General J.E.B. Stuart is mortally wounded, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1864, một người lính của Liên minh miền Bắc đã làm trọng thương J.E.B. Stuart, một trong những vị tướng nổi tiếng nhất của Hợp bang miền Nam, trong Trận Yellow Tavern, diễn ra chỉ cách Richmond, Virginia sáu dặm về phía bắc. Stuart, 31 tuổi, đã qua đời vào ngày hôm sau. Continue reading “11/05/1864: Tướng J.E.B. Stuart bị trọng thương”

Chỉ viện trợ của Mỹ sẽ không cứu được Ukraine

Nguồn: Jack Watling, “American Aid Alone Won’t Save Ukraine”, Foreign Affairs, 02/05/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Để tồn tại, Kyiv cần phải xây dựng các lữ đoàn mới và buộc Moscow phải đàm phán.

Sau nhiều tháng trì hoãn, việc Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ gần 61 tỷ USD cho Ukraine đã tạo ra cho Kyiv một phao cứu sinh cần thiết. Tuy nhiên, chỉ gói viện trợ này thôi thì không thể giải quyết những vấn đề lớn hơn của Ukraine trong cuộc chiến với Nga. Lực lượng Ukraine đang bảo vệ tiền tuyến trải dài khoảng 600 dặm ở phía nam và phía đông của đất nước, và sự trì trệ kéo dài ở Washington đã khiến quân đội Ukraine bị dàn mỏng nghiêm trọng. Làn sóng vũ khí và đạn dược của Mỹ sẽ làm tăng đáng kể chi phí cho cuộc tấn công mùa hè sắp tới của Nga. Gói viện trợ cũng cung cấp cho các lực lượng Ukraine đủ vật tư để hỗ trợ cho việc lên kế hoạch quân sự có hệ thống hơn cho mùa hè và mùa thu. Continue reading “Chỉ viện trợ của Mỹ sẽ không cứu được Ukraine”

Washington đã chọn sai thời điểm để thách thức Trung Quốc

Nguồn: Andrei Lungu, “Washington Keeps Choosing the Wrong Moment to Challenge China,” Foreign Policy, 06/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lệnh cấm TikTok cho thấy người ta có thể đi đến quyết định quá vội vã – sau khi đã phớt lờ nó quá lâu.

Cùng một quyết định, nếu đúng thời điểm sẽ là khôn ngoan, nhưng sai thời điểm sẽ thành tai hại. Và việc thông qua một đạo luật gần đây nhằm buộc công ty Trung Quốc ByteDance phải thoái vốn khỏi TikTok, hoặc đối mặt với việc ứng dụng chia sẻ video này bị cấm ở Mỹ, là một trong những trường hợp như vậy. Continue reading “Washington đã chọn sai thời điểm để thách thức Trung Quốc”

Tập đang thăm dò các rạn nứt ở EU và NATO

Nguồn: Gideon Rachman, “Xi is probing for cracks in the EU and Nato,” Financial Times, 06/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến dịch ngoại giao quyến rũ của Trung Quốc ở châu Âu chứa đựng ẩn ý đe dọa và nhiều khả năng sẽ thất bại.

Ai là người đã lập kế hoạch chuyến đi của Tập Cận Bình? Nếu bạn tiến hành chuyến đi đầu tiên đến châu Âu sau gần 5 năm, thì một hành trình bao gồm Pháp, Serbia và Hungary nghe có vẻ hơi kỳ lạ.

Nhưng nếu xét từ góc nhìn của Bắc Kinh, ba điểm dừng được nhà lãnh đạo Trung Quốc lựa chọn hoàn toàn hợp lý. Vì các lý do chiến lược và kinh tế, Trung Quốc rất muốn phá vỡ sự đoàn kết của cả NATO và EU. Mỗi quốc gia trong số ba quốc gia mà Tập đến thăm đều được xem là tác nhân tiềm năng dẫn đến những rạn nứt ở phương Tây. Continue reading “Tập đang thăm dò các rạn nứt ở EU và NATO”

Thế giới hôm nay: 10/05/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Lực lượng Phòng vệ Israel đổ về ngoại ô Rafah, thành phố lớn duy nhất ở Gaza chưa bị họ xâm chiếm. Hamas và Hồi giáo Jihad, hai nhóm chiến binh Palestine tiếp tục hoạt động ở Rafah, cho biết họ đã bắn tên lửa và súng cối vào các vị trí của Israel. Trước đó, tổng thống Mỹ Joe Biden đã cảnh báo Mỹ sẽ tạm dừng một số nguồn cung vũ khí cho Israel nếu nước này bắt đầu một cuộc xâm lược toàn diện vào Rafah.

Mỹ điều tàu chiến qua eo biển Đài Loan, 12 ngày trước lễ nhậm chức của tân tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức. Trung Quốc, nước tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và quyền tài phán đối với eo biển, cho biết Mỹ đã “công khai khuếch trương” hành trình của con tàu. Mỹ gọi đây là hoạt động giao thông “bình thường.” Ông Lại đã khiến Trung Quốc tức giận với những tuyên bố ủng hộ độc lập của mình, dù ông đã tỏ ra mềm mỏng hơn trong cuộc bầu cử. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/05/2024”

Kế hoạch chiến tranh chiếm lĩnh nhận thức của Trung Quốc

Nguồn: Iida Masafumi, “China’s Chilling Cognitive Warfare Plans,” The Diplomat, 05/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến tranh đang bước vào một lĩnh vực mới và rất đáng sợ.

Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến những cuộc thảo luận sôi nổi về chiến tranh chiếm lĩnh nhận thức (cognitive warfare), tập trung vào Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA). Theo một bài viết ngày 05/10/2022 trên Nhật báo PLA, chiến tranh chiếm lĩnh nhận thức là xung đột trong lĩnh vực nhận thức được hình thành từ ý thức và suy nghĩ của con người, được cho là sẽ định hình thực tế theo hướng có lợi cho Trung Quốc, bằng cách tác động đến phán đoán của con người, thay đổi ý tưởng, và gây ảnh hưởng đến tâm trí con người thông qua việc xử lý có chọn lọc và truyền bá thông tin. Nói cách khác, mục đích là đạt được lợi thế trong chiến tranh bằng cách tác động đến nhận thức của dân thường, quân nhân, và các nhà lãnh đạo chính trị, những người bị nhắm mục tiêu thông qua nhiều phương tiện khác nhau như phổ biến thông tin sai lệch và tấn công qua mạng, gây hoang mang xã hội, giảm động lực chiến đấu, mất tinh thần quân sự, và – đối với các nhà lãnh đạo chính trị – là giảm khả năng suy xét. Continue reading “Kế hoạch chiến tranh chiếm lĩnh nhận thức của Trung Quốc”

09/05/1974: Hạ viện Mỹ bắt đầu luận tội Tổng thống Nixon

Nguồn: House votes to initiate impeachment proceedings against President Nixon, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1974, Ủy ban Tư pháp Hạ viện đã mở phiên điều trần luận tội Tổng thống Richard Nixon, bỏ phiếu luận tội ông về ba tội danh bị cáo buộc vào ngày 30/07.

Cuộc luận tội là kết quả của một bê bối liên quan đến vụ trộm xảy ra tại các văn phòng của Ủy ban Quốc gia của Đảng Dân chủ trong khu chung cư Watergate ở Washington, D.C., vào ngày 23/06/1972. Sau cùng, người ta biết rằng đã có một nỗ lực che đậy hình sự lên tới tận Nhà Trắng. Continue reading “09/05/1974: Hạ viện Mỹ bắt đầu luận tội Tổng thống Nixon”

Israel phải lựa chọn: Tấn công Rafah hay quan hệ với Ả-rập Saudi?

Nguồn: Thomas L. Friedman, “Israel Has a Choice to Make: Rafah or Riyadh,” New York Times, 26/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hoạt động ngoại giao của Mỹ nhằm chấm dứt chiến tranh ở Gaza và xây dựng quan hệ mới với Ả Rập Saudi trong những tuần gần đây đã hội tụ thành một sự lựa chọn khổng lồ duy nhất đối với Israel và Thủ tướng Benjamin Netanyahu: Các vị muốn gì hơn – Rafah hay Riyadh?

Các vị muốn tiến hành một cuộc xâm lược toàn diện vào Rafah để tiêu diệt Hamas – nếu điều đó là khả thi – mà không đưa ra bất kỳ chiến lược nào để Israel rút khỏi Gaza, hoặc bất kỳ chân trời chính trị nào cho giải pháp hai nhà nước với những người Palestine không do Hamas lãnh đạo? Nếu các vị đi theo con đường này, nó sẽ chỉ làm tăng thêm sự cô lập toàn cầu của Israel và cắt đứt quan hệ với chính quyền Biden. Continue reading “Israel phải lựa chọn: Tấn công Rafah hay quan hệ với Ả-rập Saudi?”

Năm kịch bản cho nước Nga tương lai (P3)

Nguồn: Stephen Kotkin, “The Five Futures of Russia,” Foreign Affairs, 18/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1, Phần 2

NGÕ CỤT CỦA LỤC ĐỊA GIÀ

Tương lai còn thiếu vắng ở đây chính là kịch bản tương lai phổ biến trong số những người phát ngôn của chế độ Putin, cũng như những nhà phê bình cực hữu của chế độ này: Moscow trở thành một cực riêng trong phiên bản của nước này về một thế giới đa cực, thống trị khắp Á-Âu và hoạt động như một trọng tài chính trong các vấn đề thế giới. “Chúng ta cần tìm lại chính mình và hiểu được mình là ai,” một nhân vật trung thành với Điện Kremlin, Sergei Karaganov đã chia sẻ vào năm ngoái. “Chúng ta là một cường quốc Á-Âu, Bắc Á-Âu, người giải phóng các dân tộc, người bảo vệ hòa bình, và là hạt nhân chính trị-quân sự của Đa số Thế giới. Đây là định mệnh hiển nhiên của chúng ta.” Cái gọi là phương Nam toàn cầu – hay như lời Karaganov là “Đa số Thế giới” – còn không tồn tại như một thực thể thống nhất, chứ chưa nói đến một thực thể với Nga là hạt nhân. Dự án biến nước Nga trở thành một siêu lục địa tự lực, trải dài khắp châu Âu và châu Á, đã thất bại. Mọi nỗ lực của Liên Xô để xây dựng một đế chế bên trong ở Biển Baltic và Biển Đen cùng một đế chế các nước vệ tinh bên ngoài cuối cùng đều vô ích. Continue reading “Năm kịch bản cho nước Nga tương lai (P3)”

Thế giới hôm nay: 08/05/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Quân đội Israel cho biết họ đã giành quyền kiểm soát cửa khẩu Rafah ở biên giới giữa Gaza và Ai Cập. Chiến dịch này có thể sẽ mở ra cuộc tấn công trên bộ vào thành phố Rafah, nơi có khoảng 1 triệu người Palestine đang trú ẩn. Israel trước đó đã ra lệnh cho hơn 100.000 thường dân rời Rafah và đi đến một “khu vực nhân đạo” gần bờ biển Gaza. Các cuộc đàm phán ngừng bắn đang được nối lại sau khi thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu cho biết thỏa thuận mà Hamas đã chấp nhận “không đáp ứng được các yêu cầu cốt lõi của Israel.”

Stormy Daniels ra hầu tòa trong phiên tòa xét xử hình sự Donald Trump ở Manhattan. Từng là một ngôi sao phim khiêu dâm, cô kể lại rằng đã ngủ với ông Trump tại một giải đấu golf dành cho người nổi tiếng vào năm 2006. Sau đó, ông Trump tiếp tục gọi điện cho cô và đưa ra viễn cảnh về một suất tham gia chương trình truyền hình “The Apprentice” của ông. Năm 2016, cô dùng câu chuyện này để đòi tiền bịt miệng từ Michael Cohen, cựu luật sư của ông Trump. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/05/2024”

Năm kịch bản cho nước Nga tương lai (P2)

Nguồn: Stephen Kotkin, “The Five Futures of Russia,” Foreign Affairs, 18/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

NGA TRỞ THÀNH NƯỚC CHƯ HẦU

Giới tinh hoa Nga ủng hộ Putin thường khoe khoang rằng họ đã phát triển được một lựa chọn tốt hơn phương Tây. Quả thật, quan hệ Trung-Nga đã gây ngạc nhiên cho nhiều nhà phân tích biết về lịch sử chông gai giữa Bắc Kinh và Moscow, bao gồm cả sự chia rẽ Trung-Xô nổi tiếng hồi những năm 1960, lên đến đỉnh điểm là một cuộc chiến biên giới. Dù xung đột đã chính thức được giải quyết bằng việc phân định biên giới, Nga vẫn là quốc gia duy nhất đang kiểm soát phần lãnh thổ chiếm được từ Nhà Thanh nhờ những gì Trung Quốc gọi là những hiệp ước bất bình đẳng. Tuy nhiên, điều đó đã không ngăn cản Trung Quốc và Nga tăng cường quan hệ song phương, bao gồm cả việc tiến hành các cuộc tập trận quân sự chung quy mô lớn, vốn đã gia tăng về tần suất và phạm vi địa lý suốt 20 năm qua. Hai nước cũng chia sẻ về những bất bình của Nga liên quan đến việc NATO mở rộng và phương Tây can thiệp vào Ukraine, nơi sự hỗ trợ của Trung Quốc dành cho Nga vẫn đóng vai trò quan trọng. Continue reading “Năm kịch bản cho nước Nga tương lai (P2)”

07/05/1896: Kẻ giết người hàng loạt H.H. Holmes bị treo cổ

Nguồn: Serial killer H.H. Holmes is hanged in Philadelphia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1896, “Bác sĩ” H. H. Holmes, một trong những kẻ giết người hàng loạt khét tiếng đầu tiên của nước Mỹ, đã bị treo cổ ở Philadelphia, Pennsylvania.

Sinh ra với cái tên Herman Mudgett ở New Hampshire, Holmes đã bắt đầu tra tấn động vật từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, hắn vẫn là một sinh viên rất thông minh, tốt nghiệp Đại học Michigan với bằng y khoa. Holmes đã kiếm tiền đi học bằng một loạt các vụ lừa đảo bảo hiểm, trong đó hắn yêu cầu chi trả bảo hiểm cho những người thực chất không tồn tại, rồi sau đó đưa xác chết đến làm người được bảo hiểm. Continue reading “07/05/1896: Kẻ giết người hàng loạt H.H. Holmes bị treo cổ”

Giới ‘quý tộc đỏ’ Trung Quốc đã bị thanh trừng như thế nào?

Nguồn:Desmond Shum on how Xi Jinping beat down China’s red aristocrats”, The Economist, 24/04/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các quý tộc đỏ của Trung Quốc Cộng sản hiện đại cư xử rất giống với các quý tộc máu xanh của thế giới phương Tây thời trung cổ. Nhóm ưu tú này khác biệt bởi dòng máu di truyền: họ bao gồm hậu duệ của những nhà cách mạng đã chiến đấu bên cạnh Mao Trạch Đông và con cái của các lãnh đạo Trung Quốc sau khi Đảng Cộng sản lên tiếp quản vào năm 1949. Vì địa vị xã hội cao của họ, những quý tộc đỏ này đôi khi được gọi là “thái tử” — được hưởng đặc quyền tiếp cận và ảnh hưởng trong mọi khía cạnh của xã hội Trung Quốc. Nhận thức về địa vị của mình đôi khi có thể khiến họ có ý thức về nghĩa vụ quý tộc. Continue reading “Giới ‘quý tộc đỏ’ Trung Quốc đã bị thanh trừng như thế nào?”

Thế giới hôm nay: 07/05/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu cho biết nội các chiến tranh của nước này đã “nhất trí quyết định” “tiếp tục hoạt động” tại Rafah, một thành phố ở miền nam Gaza. Trước đó, Israel đã yêu cầu hơn 100.000 người trong khu vực sơ tán đến nơi mà nước này tuyên bố là vùng nhân đạo. Trong khi đó Hamas cho biết họ đã thông qua một thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza do Ai Cập và Qatar đề xuất và “quả bóng [hiện] đang trong chân Israel.” Trong một tuyên bố hôm thứ Hai, ông Netanyahu nói đề xuất này “không đáp ứng được các yêu cầu cốt lõi của Israel” nhưng đàm phán sẽ tiếp tục. Liên Hợp Quốc kêu gọi chính phủ Israel và lãnh đạo Hamas đạt được thỏa thuận. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/05/2024”

Năm kịch bản cho nước Nga tương lai (P1)

Nguồn: Stephen Kotkin, “The Five Futures of Russia,” Foreign Affairs, 18/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Và Mỹ nên chuẩn bị thế nào cho những gì sẽ xảy đến?

Một cách tình cờ, Vladimir Putin đã bước sang tuổi 71 vào ngày 7/10 năm ngoái, cũng là ngày mà Hamas tấn công Israel. Tổng thống Nga chắc hẳn đã xem vụ tấn công như quà sinh nhật cho mình – nó đã làm thay đổi bối cảnh xung quanh chiến dịch quân sự của ông ở Ukraine. Có lẽ là nhằm thể hiện thái độ của mình, ông đã yêu cầu Bộ Ngoại giao Nga mời các đại diện cấp cao của Hamas tới Moscow vào cuối tháng 10, theo đó làm nổi bật sự liên kết về lợi ích. Vài tuần sau, Putin tuyên bố ý định tranh cử nhiệm kỳ thứ năm trong một cuộc bầu cử không có lựa chọn vào tháng 3/2024, rồi sau đó tổ chức cuộc họp báo thường niên, trao cho một nhóm nhà báo dễ bảo đặc quyền được nghe ông tự mãn nói về sự mệt mỏi của phương Tây trước cuộc chiến ở Ukraine. “Gần như trên toàn bộ chiến tuyến, các lực lượng vũ trang của chúng ta, nói một cách khiêm tốn, là đang cải thiện vị thế của mình,” Putin khoe trong buổi phát sóng trực tiếp. Continue reading “Năm kịch bản cho nước Nga tương lai (P1)”